Dịch vụ thi công trần thạch cao uy tín với giá rẻ | KTS DANA


Hotline : 0779.595.090

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Nội Thất Đà Nẵng

    Thiết Kế Thi Công Nội Thất Tại Đà Nẵng
  • T2 - T7

    8h - 18h
  • Tư Vấn Thiết Kế

    24/7

Dịch vụ thi công trần thạch cao uy tín với giá rẻ tại đà nẵng – chuyên thi công trọn gói trần thạch cao, vách thạch cao, sơn bả hoàn cùng bảng báo giá thi công trần thạch cao mới nhất

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao với hệ khung trần. Hay để nói chi tiết ta có thể xem trần thạch cao là 1 kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

– Khung xương thạch cao sẽ có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo. – Tấm trần thạch cao thì có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng. – Lớp sơn bả : Tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt trần

Ưu nhược điểm của trần thạch cao

Trần nhà thạch cao hiện nay được sử dụng nhiều trong các công trình lớn và trong xây dựng nhà cửa. tạo sao trần thạch cao được sử dụng nhiều như vậy? trần thạch cao có ưu và nhược điểm gì trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ tất cả.

Ưu điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Trần vách thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thạch cao xuất xứ khác nhau như: Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật… Giá cả các loại này không chênh lệch nhau.

Mỗi tấm thạch cao thường có kích thước 1,23×2,41m, tương đương một tấm ván ép. Thêm một ưu điểm nữa là thạch cao dễ cắt ghép theo ý muốn. Hai mặt của tấm thạch cao được dán một loại giấy đặc biệt để trét mastic.

Ưu điểm của trần nổi là thi công khung xương trước, tấm thạch cao định hình cố định sau đó được thả vào khung xương; khi sửa chữa dễ dàng, bạn có thể tháo rời hoặc thay tấm hỏng. Trần nổi phù hợp với các công trình lớn, nhà xưởng, hội trường… Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.

Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao. Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau. Khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.

Ngoài nhà đúc giả, trần thạch cao cũng được ứng dụng vào nhà đúc thật để giấu dây điện, đường truyền Internet hoặc cách âm, cách nhiệt…

Nhược điểm của trần thạch cao

– Trần thạch cao rất kỵ nước. Trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước. Đặc biệt, với mái ngói, khi mưa lớn tạt vào các khe hở, nước sẽ nhỏ giọt xuống trần.

Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên trét lại các khe hở của mái ngói. Để khắc phục vết ố, bạn phải cho thợ xây dựng chà, trét mastic và sơn lại. Tuy nhiên, màu sơn mới rất khó đồng màu với trần nhà cũ. Nếu thi công kỹ, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.

– Thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại. Thạch cao bị co làm xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.

Phân loại trần thạch cao

Trần thạch cao được phân theo nhiều loại, hay nhiều cách gọi tên tùy theo cấu tạo, chức năng, hay kiểu dáng

Phân loại theo cấu tạo trần thạch cao

– Trần thạch cao thả. – Trần thạch cao chìm. – Trần thạch cao phẳng – Trần thạch cao giật cấp

Phân loại theo chức năng trần thạch cao

– Trần thạch cao chống nóng – Trần thạch cao chịu nước. – Trần thạch cao chống cháy. – Trần thạch cao tiêu âm.

Phân loại theo hình dáng trần thạch cao

– Trần thạch cao hiện đại – Trần thạch cao cổ điển. – Trần thạch cao tân cổ điển

Báo giá thi công trần thạch cao đẹp giá rẻ tại đà nẵng

Trần thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở,… Với ưu điểm nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo kiểu hình khối, cách điệu,… đồng thời che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,… để lại. Nên trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư, người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất cũng như xây dựng.

Bảng giá thi công trần thạch cao tham khảo ( để biết chính xác gái thi công trần thạch cao quý khách hàng vui lòng liện hệ bộ phận kinh doanh để được tư vấn )

STT

Sản phẩm trần vách thạch cao

ĐVT

Đơn giá

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

1

Giá thi công trần thạch cao khung xương thường

M2

130.000

2

Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

145.000

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm

3

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường

M2

130.000

4

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

140.000

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm

5

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường

M2

145.000

6

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

155.000

Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

7

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường

M2

185.000

8

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

200.000

Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

9

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường

M2

200.000

10

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

230.000

Đơn giá Phần sơn bả hoàn thiện

– Sơn Vatex Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 60.000đ/m2 – Sơn ICI Maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 70.000đ/m2 – Sơn ICI Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 80.000đ/m2 – Sơn JOTUN Jotaslap màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 90.000đ/m2

Báo giá thi công trần vách thạch cao tham khảo

Giá thi công phụ thuộc vào từng tấm và từng loại thạch cao. Để có thể có 1 báo giá chi tiết chúng tôi cần khảo sát cũng như xem bản vẽ của chủ nhà. Tuy vậy chúng tôi vẫn đưa ra mức giá chung để khách hàng có thể tham khảo

➦ Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

Giá thi công trần thạch cao khung xương thường: chỉ từ 130.000/m2 Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường: chỉ từ 145.000/m2

➦ Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường: chỉ từ 130.000/m2 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường: chỉ từ 140.000/m2

➦ Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường: chỉ từ 145.000/m2 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường: chỉ từ 155.000/m2

➦ Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường: chỉ từ 185.000/m2 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường: chỉ từ 200.000/m2

➦ Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường: chỉ từ 200.000/m2 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường: chỉ từ 230.000/m2

Cách sử dụng trần thạch cao được đẹp và lâu bền

– Trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần, cần phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói, phải có biệm pháp chống thấm tốt. Nếu thi công đảm bảo kỹ thuật, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 10-20 năm.

– Trần thạch cao dùng lâu ngày, với nhiều biến động về rung lắc, nhiệt độ, độ ẩm,… dẫn đến trần bị co giãn và sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trát mối nối. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy khi trần mới xuất hiện vết nứt, nên xử lý cho dặm và sơn lại.

– Đối với những vị trí có nguy cơ thấm dột, nên sử dụng tấm thạch cao chịu nước để tránh trường hợp trần bị ngấm nước.

– Đối với mái tôn bạn dùng loại trần thả (vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…) để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần (dùng tấm cách nhiệt hiệu quả hơn dùng xốp mà chi phí bằng nhau).

Các bước thi công trần thạch cao chìm phẳng

Bước 1: Xác định cao độ trần

Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần

Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định

Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm

Bước 3: Xác định điểm treo ty

Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.

Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm

Với dàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn.

Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm

Tiren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 4: Bố trí khung trần

Bố trí khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải theo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm.

Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.

Bước 5: Lắp đặt thanh chính

Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.

Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.

Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

Bước 6: Cân chỉnh khung trần

Cần phải cân chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.

Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt

Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung

Đặt tấm, chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Liên kết tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các tấm không quá 200 mm đối với cạnh tấm và không quá 300 mm đối với bên trong tấm. Đánh dấu mực trên tấm để khi gắn vít được thẳng hàng.

Sau khi hoàn thành việc lắp tấm chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.

Chuyên thi công trần vách thạch cao giá rẻ tại đà nẵng

Trần thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở,…

Với ưu điểm nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo kiểu hình khối, cách điệu,… đồng thời che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,… để lại.

Nên trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư, người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất cũng như xây dựng.

Tự hào là đơn vị thi công trần thạch cao lớn và uy tín tại đà nẵng chúng tôi luôn cam kết mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng làm trần vách thạch cao.

Chúng tôi cam kết

  • Thi công nhanh, đúng tiến độ
  • Đạt thẩm mỹ chuẩn thiết kế
  • Giá rẻ nhất khu vực Hà Nội
  • Đảm bảo an toàn cho các hạng mục khác

Do vậy Xây dựng Xuân Thành luôn là đơn vị số 1 về thi công trần vách thạch cao tại Hà Nội. Hãy liên hệ để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn

Khu vực thi công

Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang, Quận Cẩm Lệ, Huyện Hoàng Sa, quảng nam, tphcm, hồ chí minh, đà nẵng, huế

  • KTS DANA – Nội Thất Đà Nẵng

    Kts dana – kiến trúc sư dana. Công ty xây dựng tại đà nẵng – kts dana chuyên thiết kế thi công nội thất, thiết kế và thi công nhà tại đà nẵng

    Website: ktsdana.com Hotline: 0779.595.090 Địa Chỉ: 158 Tôn Đức Thắng – Tp.Đà Nẵng