Cách chống thấm tường nhà mới xây đơn giản mà hiệu quả không ngờ | KTS DANA


Hotline : 0779.595.090

0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Nội Thất Đà Nẵng

    Thiết Kế Thi Công Nội Thất Tại Đà Nẵng
  • T2 - T7

    8h - 18h
  • Tư Vấn Thiết Kế

    24/7
  • Trang chủ |
  • Tin tức|
  • Cách chống thấm tường nhà mới xây đơn giản mà hiệu quả không ngờ

Cách chống thấm tường nhà mới xây đơn giản mà hiệu quả không ngờ – Dịch vụ chống thấm tường nhà tại đà nẵng, liên hệ để được tư vấn và báo giá chống thấm tường nhà

Chống thấm tường nhà là kỹ thuật quan trọng cần phải thực hiện để đảm bảo chất lượng, an toàn và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Hiện tượng tường bị thấm nước trong nhà ở, nhà chung cư hay những khu cao cấp đang là vấn đề được quan tâm. Và nó xuất hiện khá phổ biến mà cách khắc phục thì không dứt điểm.

Có rất nhiều câu hỏi như: "Nhà tôi mới xây dựng cách đây 2 năm. Vậy mà tường nhà, trần nhà đã bắt đầu có dấu hiệu ngấm nước, mốc. Mỗi khi trời mưa thì có hiện tượng dột nhỏ". Hoặc 1 câu hỏi khác : "Tôi mới mua nhà được hơn một năm nhưng hiện tại, ban công trông đã nhếch nhác. Lý do là sau những ngày mưa liên tục, phần tường bao quanh bị ngấm nước, tạo thành các mảng loang lổ.

Vậy thì tôi có nên gọi thợ để trát lại tường hay là chỉ cần sử dụng sơn chống thấm để sơn đè lên những mảng tường bị loang lổ là được. Nếu mà dùng sơn thì sơn cả tường trong và tường ngoài hay là chỉ sơn tường trong nhà?

Việc thấm nước này không những gây mất thẩm mỹ cho kiến trúc nhà bạn. Mà về lâu dài nó có thể là mối hiểm họa lớn cảnh báo tình trạng xuống cấp của căn nhà.

Để khắc phục triệt để thấm dột và ngăn ngừa tường bị mốc hiệu quả. Cần phải khảo sát kỹ, nắm bắt và khắc phục nguyên nhân gây thấm dột, biện pháp chống thấm tường nhà.

Vậy có cách xử lý chống thấm tường nhà nào hiệu quả không ? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 4 trường hợp phổ biến chống thấm tường nhà hiệu quả nhất tại nhà.

Nguyên nhân gây thấm tường nhà và hậu quả

Tường bị thấm nước là hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay. Không chỉ nhà cũ mà ngay cả những ngôi nhà mới xây dựng cũng khó tránh khỏi hiện tượng này.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến tường bị thấm nước.

Nguyên nhân thấm tường nhà

Các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua khe hở ở bề mặt, từ đó thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

Tường nhà bị thấm có thể do vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái…Nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới thông qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống chảy xuống bên dưới, lâu ngày tường nhà bị thấm nước gây mục vữa lớp sơn nước, tạo thành các mảng loang lổ.

Nước từ sàn nhà vệ sinh, bắt nguồn từ vị trí ống thoát nước sàn, lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt sẽ làm xuất hiện tình trạng mảng tường bị rạn nứt. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tường bị thấm.

Trong nhà xuất hiện các vết rạn cổ trần thì nguy cơ tường bị thấm sẽ cao. Bởi nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày dẫn đến thấm tường trên diện rộng.

Hậu quả của tường bị thấm

Tường bị thấm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nên một số hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

Công trình bị xuống cấp nhanh chóng

Thấm dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng công trình bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Các vết bong tróc, nứt của bê tông là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.

Do đó, ngay khi bắt đầu thấy hiện tượng thấm, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục, tránh để lâu ngày khiến chúng loang ra những chỗ khác.

Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ

Tình trạng ẩm ướt chân tường, trần nhà không chỉ sinh ra nấm mốc gây hại mà còn mang theo mối nguy hiểm chết người. Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn, tuy nhiên khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…

Thậm chí, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sự cố cháy nổ, chạm mạch, điện giật,….

Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình

Đây là một trong những hậu quả đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi hiện tượng thấm dột xảy ra. Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính mỹ quan.

Chỉ sau một vài trận mưa hoặc khi hệ thống dẫn nước bị rò rỉ, từng mảng thấm sẽ lan dần, màu sơn dần bị phai, bong tróc xảy ra, vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà bạn cũng bị mất đi.

Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe

Môi trường ẩm ướt lâu ngày, đặc biệt là những nơi hiếm khí như chân tường, vách tường là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi.

Các vết mốc đen, xanh là nơi chứa hàng trăm loại vi khuẩn mà khi hít phải sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da… Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ. Vì những hậu quả nghiêm trọng trên mà cần có những phương pháp chống thấm triệt để cho tường nhà bạn.

Cách chống thấm tường nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

Để khắc phục triệt để thấm dột và ngăn ngừa tường bị mốc hiệu quả. Cần phải khảo sát kỹ, nắm bắt và khắc phục nguyên nhân gây thấm dột, biện pháp chống thấm tường nhà.

Vậy có cách xử lý chống thấm tường nhà nào hiệu quả không ? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 4 trường hợp phổ biến chống thấm tường nhà hiệu quả nhất tại nhà.

Cách chống thấm tường nhà mới xây

Mỗi chúng ta đều rất lo lắng cho ngôi nhà của mình sẽ bị thấm, dột khi mùa mưa tới.

Do đó đối với mỗi công trình xây dựng hiện đại ngày nay thì hạng mục chống thấm tường nhà nói riêng và các hạng mục chống thấm công trình nói chung phải luôn được chú trọng xử lý ngay từ lúc thi công để ngôi nhà có độ bền vững cao. Ổn định trước tác động của môi trường và yên tâm cho người sử dụng.

Ngoài ra việc chống thấm cho ngôi nhà ngay từ lúc mới xây sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối và tiết kiệm tối đa cả về thời gian, công sức, tiền bạc cho mỗi gia đình.

Vậy cách chống thấm tường nhà mới xây như thế nào cho hiệu quả tốt nhất. Đảm bảo chống thấm tường lâu lăm?

Mời bạn cùng tham khảo cách chống thấm tường nhà mới xây hiệu quả, bền lâu của công ty chúng tôi.

  • Tường nhà cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi thi công. Phát hiện các vết nứt, lỗ , các khu vực hồ vữa yếu.
  • Đối với các vết nứt và lỗ cần phải đục hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5 – 2cm.
  • Trám kín bằng vật liệu chống thấm như: Phụ gia chống thấm trộn bê tông, thanh trương nở,…
  • Đối với những khu vực vữa yếu hoặc lồi lõm cần được đục bỏ rồi dùng vật liệu chống thấm trám cho phẳng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi sắt, máy hút bụi công nghiệp,… Để đảm bảo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm.
  • Tiến hành thi công sử dụng vật liệu chống thấm thích hợp.
  • Để chống thấm một cách hiệu quả. Việc chọn chất liệu xây dựng phù hợp thật sự rất cần thiết, như vật liệu chống thấm dạng phun xịt.
  • Sử dụng các chất liệu sơn có khả năng chống thấm cao. Chống thấm ở bên trong ngôi nhà lẫn bên ngoài dưới tác động ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng xi măng có tính kết dính và bao phủ cao. Khi quét lên tường sẽ nâng cao khả năng chống thấm.
  • Hoặc có thể sử dụng những phụ gia chống thấm khác để tăng khả năng bị bong tróc và dột khi xây dựng.

Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như chất lượng và sự phù hợp từng loại vật liệu xây dựng với nhau. Bạn có thể chọn cho ngôi nhà của mình những nguyên vật liệu thích hợp nhất để tránh những rủi ro. Cũng như tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà của bạn.

Chống thấm tường nhà cũ

Đối với những bức tường bị thấm ở nhà cũ xuống cấp, đầu tiên:

Bước 1: Bạn phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ.

Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.

Bước 3: Dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất. Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất.

Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%. Bước này được thực hiện khi bạn đã làm sạch tường cũ. Nếu không thì lớp sơn mới sẽ không đảm bảo chất lượng.

Chống thấm cho trần nhà

Trần nhà cũng là đối tượng dễ bị thấm và xuống cấp. Nguyên nhân chính là do ống thoát nước chạy trong sàn hoặc hộp kỹ thuật bị vỡ, hư hỏng. Hoặc do sàn (đặc biệt là sàn nhà vệ sinh hoặc tầng tượng) xử lý chống thấm ở những bước đầu không tốt.

Để xử lý chống thấm trần. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu vị trí gây ra hiện tượng thấm ở trần. Nếu nguyên do nằm ở đường ống kỹ thuật, bạn cần thay mới hoặc đấu nối lại ống.

Còn nếu nguyên do nằm ở lớp sàn chống thấm chưa tốt, bạn cần:

  • Làm sạch như với chống thấm tường.
  • Trám những chỗ hở bằng hỗn hợp xi măng, cát, chất chống thấm.
  • Tiếp theo sẽ phủ lên lớp chống thấm nhiều lần, hoặc có thể lát gạch mới. Với sàn nhà vệ sinh, bạn lưu ý quét lớp chống thấm lên cả chân tường khoảng 30cm. Vì đây cũng là một vị trí dễ dàng bị thấm do tiếp xúc với nước nhiều. Sau đó cán một lớp vữa xi măng có trộn chất chống thấm vào vị trí này để tạo dốc thu nước về sàn rồi lát gạch như cũ.

Gia cố hệ thống thoát nước

Như đã đề cập ở trên. Hệ thống thoát nước bị hư hỏng trong quá trình sử dụng là nguyên nhân dẫn đến thấm trần nhà.

Trong một số trường hợp còn gây mốc tường do các ống thoát nước ở trần hoặc ban công bị tắc nghẹt do rác, nước mưa.

Cho nên, để bảo vệ ngôi nhà ít bị thấm dột, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước và nếu ống có hiện tượng nứt vỡ thì nên thay ngay. Nhất là kiểm tra ống sau những trận mưa lớn vì ống thường bị tắc nghẹt.

Che chắn cho bề mặt tường

Sau khi đã kiểm tra và sửa chữa những chỗ bị thấm ở tường và trần. Bạn nên áp dụng những biện pháp che chắn cho bề mặt tường và trần như lát gạch mới, lợp thêm một lớp mái che cho trần nhà.

Đối với tường ngoại thất. Bạn có thể trồng cây leo như cây hoa giấy. Cây leo phát triển sẽ giúp ổn định lượng nhiệt tiếp xúc với tường. Vì vậy tường sẽ ít co giãn hơn. Đồng thời bảo vệ tường ngoại thất phần nào trước những trận mưa lớn.

Và quan trọng, Cây xanh sẽ tạo cho ngôi nhà cũ một sức sống và sinh khí mới. Một việc làm mà có đến hai lợi ích. Thật tuyệt phải không bạn?

Cách chống thấm tường nhà vào mùa mưa

Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại hệ thống đường ống nước trong nhà, kiểm tra kỹ từng vị trí.

+ Chống thấm sân thượng, chống thấm mái với mục đích bền lâu khoảng 40 – 50 năm thì nên sử dụng màng khò nóng chống thấm dày 3mm, dán vén lên chân tường 15-20 cm. Các vị trí của ống thoát sàn, hộp kỹ thuật có thể cán lớp vữa chống thấm 2 thành phần.

+ Cách chống thấm nhà vệ sinh cũng giống với chống thấm sân thượng. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công nhé.

Bạn có thể sử dụng sơn chống thấm pha xi măng cho công đoạn thi công này.

+ Xử lý chống thấm cổ trần bị rạn nứt:

  • Bước 1: Đục vết nứt rộng ra 3 – 4 cm rồi vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 2: Sử dụng hồ dầu kết nối Latex quét 1 lớp. Sau đó dùng vữa chống thấm 2 thành phần để trát.
  • Bước 3: Đợi cho lớp vữa trát được khô khô thì lăn 2 lượt sơn chống thấm đàn hồi CT-04. Mỗi lượt cách nhau 30 phút.

+ Xử lý chống thấm tường ngoài bị rạn nứt vết chân chim:

  • Bước 1: Cạo sạch bụi bẩn, rêu mốc rồi vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 2: Sử dụng Rulo lăn 2 lớp sơn chống thấm trần nhà hệ trộn xi măng CT-03. Chờ khoảng 1 ngày sau lăn 2 lớp sơn chống thấm đàn hồi CT-04.

Điều này sẽ giúp tường chịu được tia cực tím. Tránh cho tường sau này không bị rạn nứt.

+ Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vữa chống thấm Composite. Đây là loại vật liệu chống thấm tiên tiến, có đầy đủ tính năng chống thấm, thường được dùng để chống thấm bể bơi, bể chứa, sàn mái, ban công…

Sau khi sử dụng các phương pháp trên, bạn cần lưu ý:

+ Khoảng vài tháng kiểm tra ống nước 1 lần để có thể phát hiện rò rỉ nước, khắc phục kịp thời.

CHÚNG TÔI CHUYÊN XỬ LÝ CHỐNG THÁM CHO CÁC HẠNG MỤC

– Chống thấm sàn mái: sân thượng, trần nhà, sê nô… – Đóng tôn tường chống thấm – Chống thấm tầng hầm, bao gồm phương pháp chống thấm thuận và chống thấm ngược – Chống thấm công trình ngầm: như bể bơi, bể nước sinh hoạt, bể nước thải – Chống thấm tường nhà cũ và mới… – Chống thấm hố pit thang máy – Chống thấm bể nước thải. – Chống thấm sàn mái khu công nghiệp, nhà máy… – Chống thấm vườn sân thượng. – Chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm. – Chống thấm cho công trình nhà dân và khách hàng là doanh nghiệp.

Với những nguyên vật liệu chất lượng, an toàn và hiệu quả:

– Sơn lót và hàng rào hơi – Màng chống thấm tự dính – Chất kết dính và chất bịt kín – Phụ gia chống thấm

Tùy theo từng loại công trình mà sử dụng vật liệu chống thấm cũng như phụ gia chống thấm khác nhau.

Chuyên thi công chống thấm tường nhà giá rẻ tại đà nẵng

Trần thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở,…

Với ưu điểm nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo kiểu hình khối, cách điệu,… đồng thời che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,… để lại.

Nên trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư, người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất cũng như xây dựng.

Tự hào là đơn vị thi công trần thạch cao lớn và uy tín tại đà nẵng chúng tôi luôn cam kết mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng làm trần vách thạch cao.

Chúng tôi cam kết

  • Thi công nhanh, đúng tiến độ
  • Đạt thẩm mỹ chuẩn thiết kế
  • Giá rẻ nhất khu vực Hà Nội
  • Đảm bảo an toàn cho các hạng mục khác

Do vậy Xây dựng Xuân Thành luôn là đơn vị số 1 về thi công trần vách thạch cao tại Hà Nội. Hãy liên hệ để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn

Khu vực thi công

Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang, Quận Cẩm Lệ, Huyện Hoàng Sa, quảng nam, tphcm, hồ chí minh, đà nẵng, huế

  • KTS DANA – Nội Thất Đà Nẵng

    Kts dana – kiến trúc sư dana. Công ty xây dựng tại đà nẵng – kts dana chuyên thiết kế thi công nội thất, thiết kế và thi công nhà tại đà nẵng

    Website: ktsdana.com Hotline: 0779.595.090 Địa Chỉ: 158 Tôn Đức Thắng – Tp.Đà Nẵng